10 điều nhà trường không dạy bạn khi bạn làm kinh doanh!

Rate this post

Năm nay đánh dấu năm thứ 11 của tôi khi tôi bỏ đại học và cũng là năm thứ 10 của tôi khi tôi làm việc trong “thế giới kỹ thuật số” thực sự.

Cho đến nay, tôi chưa bao giờ được ghi nhận là thành công, nhưng trong suốt quãng đường vừa đi, tôi đã tích cóp được một số điều có thể nó là “vô dụng” khi học ở trường.

Có thể sẽ rất rất nhiều người nghĩ tôi tiêu cực hay cổ vũ cho phong trào nào đó hoặc khuyến khích sinh viên “bỏ học”.

Không!

Xin lưu ý giúp: Tôi xin lưu ý thêm là tôi không cổ súy việc bỏ học. Tùy từng ngành nghề mà phải học hay không phải học đại học.

1. Đại học không phải là con đường duy nhất

Hầu hết thế hệ học sinh, sinh viên của chúng ta đều được giáo dục cho một mục tiêu trước mắt là đạt điểm cao, vào đại học và có một công việc tốt.

Bạn có để ý đến tỷ lệ thất nghiệp hiện nay không? Sinh viên ra trường, tỷ lệ có việc làm có cao không?

Là một sinh viên “bỏ học đại học thành công”, tôi muốn nói với mọi người điều này: có hàng trăm hàng trăm con đường sống khác nhau ở ngoài kia. Điều phù hợp với bạn có thể không phải là điều mà giáo viên và cha mẹ của bạn khuyến khích bạn làm theo, nhưng bạn phải quyết định cho chính mình.

2. Một nghề nghiệp “tốt” chưa chắc đã cần mức lương cao

Chúng ta thường định khung thành công trong sự nghiệp về mức lương – và không có gì khác. Còn về sự tự do, về cả thời gian và sự thoải mái khi sống, để theo đuổi điều gì đó đáng giá bên ngoài văn phòng?

Theo tôi, một nghề nghiệp “tốt” là nghề giúp bạn tiến gần nhất đến lối sống mong muốn của mình. Phong cách sống mong muốn của mọi người sẽ khác nhau, nhưng bằng cách khẳng định rằng tiền lương là thước đo duy nhất để đánh giá chất lượng công việc thì thực sự không đúng.

3. Trường học không thể chuẩn bị cho bạn cuộc sống thực được

Bạn còn nhớ bài tập về nhà chứ? Bài kiểm tra 15 phút, 45 phút, 60 phút…văn mẫu, sách tham khảo. Tất cả đều chỉ với một mục đích cố gắng hết sức để không mắc sai lầm.

Nào, bây giờ bạn hãy nhìn vào cuộc sống hằng ngày của bạn đi. Nó có giống với những gì bạn đang phải trải qua hàng ngày trong sự nghiệp của mình không?

Để thành công trong thế giới thực đòi hỏi một bộ kỹ năng hoàn toàn khác so với những kỹ năng bạn đã học ở trường. Sẽ mất thời gian để tìm hiểu chúng, nhưng bạn sẽ tốt hơn nên nắm bắt quá trình này hơn là bám lấy những ý tưởng cũ một cách bất lực.

4. Không ai trong thế giới thực sự quan tâm đến học bạ của bạn cả

Tôi hết sức Nghiêm túc về điều này. Tôi chưa từng nghe một ai đó hỏi về học bạ của tôi cả. Và tôi tin bạn cũng vậy. Nếu bạn vẫn còn là sinh viên, hãy ngừng tập trung quá nhiều vào việc đạt đến một con số nhất định và thay vào đó hãy chú ý hơn đến lượng kiến ​​thức và trải nghiệm sống thực tế bạn sẽ thu được mỗi ngày.

5. Thất bại không phải là điều nên tránh bằng mọi giá. Thất bại là điều đáng để trải qua.

Ở trường, điểm kém và những sai lầm trong bài tập là nguyên nhân tạo nên các hình phạt – khiến thế hệ học sinh coi thất bại là một trải nghiệm hoàn toàn tiêu cực.

Nhưng như bất kỳ doanh nhân nào sẽ nói với bạn, thất bại là yếu tố quan trọng để tiến bộ!

Vì vậy, thay vì đánh bại bản thân về những sai lầm của bạn, hãy dạy bản thân đón nhận những thách thức này như những cơ hội học tập cho phép bạn cải thiện bản thân và cải thiện những nỗ lực trong tương lai.

6. Ngừng hướng đến sự hoàn hảo

Khi là học sinh, sinh viên, ai cũng muốn được điểm 10 hay A+. Nhưng khi là chủ doanh nghiệp thì lại ngược lại.

Bán một sản phẩm, có thể phải mất nhiều năm để tạo ra trước khi đạt được trạng thái “điểm 10”.

Nếu khách chỉ cần hài lòng ở điều kiện điểm 7-8 thôi chẳng hạn, trong khi mình thì muốn phải điểm 10 mới ok thì có nghĩa là lãng phí nhiều năm rồi.

Theo nguyên tắc chung, tốt hơn là tìm điểm “đủ tốt” hơn là tìm kiếm sự hoàn hảo không cần thiết.

7. Chỉ số quan trọng có ảnh hưởng đến cuộc đời của ta

Ở trường, chúng ta được giáo viên cho điểm và điểm này sử dụng để theo dõi, đánh giá sự tiến bộ của mỗi người theo thời gian.

Nhưng như bạn thấy, chúng ta thì lại coi điểm số như một nỗi sợ hãi chứ không phải là cơ hội cho sự tiến bộ.

Khi ta lớn lên, ta không được chấm điểm nữa, nhưng thay vào đó là các số liệu khác phải đo lường kiểu như:

  • Số bước chân chạy bộ mỗi ngày ghi nhận trên smartphone
  • Số giờ đọc sách mỗi ngày
  • Số giờ ngủ mỗi ngày
  • Số ngày dậy sớm
  • Số bữa ăn mỳ tôm mỗi tháng

Thực tế, cá nhân tôi thì gần như k theo dõi những chỉ số này. Tôi thật. Nhưng nếu có một chỉ số để giúp mình thay đổi có ý nghĩa trong cuộc sống của mình thì bạn nên theo dõi nó.

Tôi thì chỉ theo dõi xem mỗi ngày tôi hút bớt được bao nhiêu điếu thuốc thôi.

8. Bạn sẽ không bao giờ giỏi mọi thứ

Vì tôi cũng có con nhỏ, có các cháu và các em đều đang là học sinh, sinh viên nên tôi cũng được thấy phần nào. Có cảm giác phần lớn thế giới giáo dục ngày nay được thiết kế để nâng cao lòng tự trọng của học sinh, sinh viên thì phải dẫn đến việc học sinh sinh viên bỏ học nhiều vì họ tin rằng họ có thiên bẩm, họ có thể là phiên bản thứ 2 của Bill Gates, Steve Job, Mark Zuckerberg…

Ngày trước, khi tôi bỏ học đại học không phải vì suy nghĩ tôi là thiên tài mà là bởi vì quá khổ, quá mệt mỏi, không thể tập trung vào việc học được nên thôi. Tôi còn nhớ 2 năm sau tôi còn mạnh dạn nộp đơn thi lại để mong được quay lại làm sinh viên nhưng lại không quyết tâm được.

Thực sự là nếu bạn đang còn được học đại học, xin hãy học thật tốt.

Tôi xin lỗi, nhưng thực sự hiếm thấy ai trên hành tinh này tồn tại và có mọi kỹ năng trong mọi lĩnh vực cả.

Không ai có khả năng làm tất cả mọi việc cả.

Đừng cố vừa kinh doanh vừa học.

Hoặc bỏ học và tập trung làm kinh doanh. Hoặc ngược lại, học hết đi, rồi kinh doanh sau không muộn.

9. Hiểu rõ nhu cầu của bản thân tốt hơn là tuân theo các hướng dẫn trên thực tế

Giáo viên của ta yêu cầu ta phải ngủ đủ 8 tiếng mỗi đêm để ta có sức khỏe học tốt hơn trong lớp.

Cha mẹ ta thì khuyên ta phải ăn đủ 3 bữa mỗi ngày.

Hỏi thật, hơi phiến diện chút, bạn có thấy thực sự hiệu quả không?

Tất nhiên là tốt thật. Nhưng tốt là thế nào.

Với mỗi người khác nhau đúng không ạ?

Nói chung thì khỏe mạnh và hạnh phúc là quan điểm của mỗi người. Nếu ta dành thời gian để tối ưu hóa cuộc sống của mình, để ta xác định rõ nhu cầu của bản thân thì đó chính là hạnh phúc.

10. Xây dựng giá trị cần có thời gian

Khi tôi tuổi 20, tôi thiếu kiên nhẫn hơn nhiều về thành công.

Tôi bắt đầu một công ty kinh doanh hosting và sau đó thất vọng khi nó không mang lại kết quả ngay lập tức.

Ngay cả với các nền tảng giáo dục, cần có thời gian để truyền tải giá trị đến người dùng và phải tìm ra những ý tưởng mới để thực hiện.

Ví dụ: Hubspot, có các khóa học về Inbound Marketing miễn phí, bạn thích học, không phải bỏ tiền ra thì thoải mái. Nhưng nếu muốn có chứng chỉ của Hubspot, bạn phải trả tiền, phải vượt qua các bài kiểm tra.

Khi tôi làm Vietnam MarTech, vào LadiPage vài năm, tôi hiểu ra rằng, xây dựng giá trị cần có thời gian.

Trên thực tế, mọi thứ trong kinh doanh đều cần có thời gian – nâng cao uy tín, thương hiệu của bạn, tạo cơ sở khách hàng và thu lợi sau.

Hy vọng rằng bài viết này đem lại cho bạn một số thông tin hữu ích và góp phần giúp bạn định hình lại bản thân tốt hơn nếu bạn đang có cảm giác thất vọng hoặc chán nản.

Trân trọng!

0 0 votes
Article Rating
Subscribe
Notify of

guest
0 Comments
Inline Feedbacks
View all comments
0
Would love your thoughts, please comment.x
()
x