5 Lý do khiến bạn thất bại khi tiếp thị bất động sản (cách khắc phục)

Rate this post

Còn gì tồi tệ hơn khi bạn đã tốn rất nhiều thời gian, công sức và tiền của để có được một khách hàng tiềm năng nhưng dường như họ lại không muốn nói chuyện với bạn. Bạn đang làm gì sai chăng?

Chà, có lẽ bạn đang mắc phải nhiều sai lầm…hoặc có thể bạn không làm gì sai.

Xét cho cùng, việc gọi điện cho khách hàng tiềm năng là một công việc không phải ai cũng làm được. 

Cầm điện thoại lên gọi họ đã khó, bắt họ nghe cuộc gọi hoặc thậm chí gọi lại cho bạn còn khó hơn nhiều.

Đây là một vài lý do và cũng là giải pháp để bạn tăng kỹ năng của mình.

1. Bạn đang đợi quá lâu để liên hệ với họ

Đây là lý do lớn nhất khiến khách hàng tiềm năng của bạn không nghe máy của bạn hoặc không gọi lại cho bạn. Bạn đang đợi quá lâu để liên hệ với họ.

Có nghĩa là bạn cần phải có danh sách khách hàng tiềm năng trước mặt theo thời gian thực để nhanh chóng thực hiện sàng lọc và gọi cho họ.

Bằng cách nào?

Thứ nhất: Bạn phải cho khách hàng biết, bạn luôn sẵn sàng để nhấc điện thoại lên hoặc đến tận nơi khách hàng muốn gặp để trình diện và phục vụ họ;

Thứ hai: Bạn phải sử dụng một công cụ nào đó (Marketing Automation, CRM) có thể giúp bạn có được một danh sách khách hàng tiềm năng hiển thị trước mặt bạn theo thời gian thực. 

LadiFlow giúp bạn được cả điều trên:

  • Tự động gửi cho khách hàng một email ngay sau khi họ để lại thông tin với nội dung mang tính xây dựng mối quan hệ, cho họ biết bạn đã sẵn sàng để gọi cho họ hoặc gặp họ khi họ rảnh;
  • Tự động thông báo cho bạn qua email ngay khi có ai đó nhận được email của bạn và mở email của bạn. 
  • Cho phép bạn phân loại dựa trên hành vi của khách hàng tiềm năng, tự động hoá các tin nhắn tiếp theo có liên quan và xây dựng một quy trình làm việc kết hợp với email, sms, zalo để giúp bạn xây dựng mối quan hệ nhanh hơn.

2. Bạn chưa đủ tự tin

Mọi người đều có những ngày nghỉ ngơi. Thêm nữa, không phải lúc nào bạn cũng có cảm hứng làm việc, cũng không phải lúc nào bạn cũng sẵn sàng tâm lý nói chuyện tốt nhất. Vì vậy, danh sách “chờ để gọi” của bạn sẽ ngày càng đầy thêm theo mỗi giờ, mỗi ngày. Theo như lý do số 1 thì bạn gần như mất cơ hội. Ngay cả khi vì áp lực mà bạn vẫn phải cố gắng thực hiện cuộc gọi bán hàng cho khách, thì bạn vẫn không thấy tự tin để bán hàng cho họ. 

Làm thế nào để khắc phục?

  1. Sàng lọc, tập trung vào những khách hàng quan trọng trước. Chấm điểm khách hàng dựa trên những thông tin nhân khẩu học và hành vi trực tuyến của họ, nghiên cứu trước về họ và thực hiện việc ưu tiên làm việc với họ.
  2. Đọc kỹ kịch bản của bạn vài lần trước khi gọi. Tập luyện sẽ tạo nên sự hoàn hảo. Đó là cách duy nhất để trở nên tốt hơn. 
  3. Đừng ngồi ở bàn làm việc để gọi điện. Đứng lên và đi loanh quanh khi thực hiện cuộc gọi để đánh lừa bộ não của bạn để cảm thấy tự tin hơn. 
  4. Thử với tư thế “quyền lực” khi thực hiện cuộc gọi. Đừng xưng hô em. Hãy là tôi. Đừng nói mình là nhân viên tư vấn, hãy là chuyên viên tư vấn khách hàng cao cấp. Đừng là nhân viên bán hàng hãy là Trưởng bộ phận bán hàng hoặc Chăm sóc khách hàng…
  5. Tự tin để làm tốt công việc của mình. Sự tự tin thực sự chỉ đến từ việc bạn biết mình đang nói về điều gì và câu trả lời phù hợp cho những phản đổi không thể tránh khỏi sẽ xuất hiện. Hãy nghiên cứu khách hàng tiềm năng, nghiên cứu thị trường vì công việc của bạn phụ thuộc vào những điều này. 

3. Bạn không thể qua được nhân viên lễ tân hoặc trợ lý

Gọi điện thoại đến số máy của công ty khách hàng là một việc khó. Nhưng đôi khi tất cả những gì bạn có là số điện thoại đó. Đối với khách hàng tiềm năng như thế này, khi họ làm việc trong môi trường công ty, điều quan trọng là bạn phải vượt qua được bộ phận lễ tân hoặc trợ lý hành chính. Họ đều là những người đang cố gắng cứu sếp của họ khỏi những phiền nhiễu không đáng có, khỏi những cuộc gọi bán hàng làm phiền. 

Làm thế nào để vượt qua được họ để cuộc gọi của bạn được chuyển tiếp đến sếp của họ?

Đầu tiên, phải gây được ấn tượng tốt với nhân viên lễ tân hoặc trợ lý mà bạn sẽ gặp. Hãy tạo cảm giác cấp bách nhưng phải cẩn thận đừng lạm dụng quá. Một nhân viên lễ tân đầy kinh nghiệm sẽ đánh hơi được ngay đó là cuộc gọi quảng cáo, bán hàng và bạn sẽ KHÔNG BAO GIỜ vượt qua được họ.

Hãy thử một cách khác: Gửi một món quà đẹp để giới thiệu trước người có quyền ra quyết định. 

Đây là ví dụ: 

“Xin chào, tôi là Tình Nguyễn, Giám đốc Phụ trách Khách hàng cao cấp của XXX. Ông Bình có vừa hỏi về một căn hộ tại dự án ZZZ. Tôi muốn nói chuyện với ông ấy thêm. Tôi không muốn ông ấy bỏ lỡ ngôi nhà mà ông ấy đang tìm kiếm để ông ấy có thể sắp xếp thời gian đến xem. Bạn có thể chuyển máy cho tôi đến ông Bình? Hoặc nếu ông ấy đang bận, xin cho tôi địa chỉ email của ông ấy (và cả của cô để tôi cc email nhờ cô nhắc giúp ông ấy), tôi sẽ gửi lịch trình cho ông ấy chủ động lựa chọn” 

4. Bạn không đề cập đến việc bạn có số của họ như thế nào

Đây là một thực tế. Không ai thích bị gọi quảng cáo mà không biết lý do nhận được cuộc gọi đó cả. Mà ngay cả khi họ thực sự, thực sự cần dịch vụ của bạn, nếu họ không biết tại sao bạn có thể gọi được cho họ, họ cũng không thích. 

Ngay cả khi họ để lại thông tin trên một website nào đó, họ cũng có thể không nhớ họ đã để lại ở đâu. 

Làm thế nào để xử lý tình huống này?

Đơn giản, chỉ cần đảm bảo cho họ biết chính xác cách mà bạn có số của họ.

Ví dụ:

“Xin chào, tôi là Tình Nguyễn, đến từ XXX, tôi đang được phân công gọi điện cho ông,bà dựa trên yêu cầu của ông/bà trên trang website abc chấm com.”

Hãy nhớ rằng, bạn không phải là người duy nhất gọi điện cho họ. Vì vậy, hãy thành thật. 

5. Bạn đã gọi điện quá khuya hoặc ngoài giờ hành chính

Rất nhiều nhân viên mới mắc phải sai lầm khi liên hệ với khách hàng vào buổi tối, thậm chí buổi tối muộn với ý nghĩ rằng khách hàng tiềm năng sẽ có chút thời gian rảnh rỗi không phải làm việc. 

Trên lý thuyết thì có lợi cho bạn về mặt KPI, nhưng hãy đặt mình vào vị trí của họ. Bạn vừa có một ngày dài 12 giờ làm việc, đủ thứ việc bạn phải làm, di chuyển, gọi điện, gửi email, thậm chí phải chạy quảng cáo trực tuyến…Bạn về nhà, ngồi máy tính, kiểm tra email tiếp, trả lời những email còn đang dang dở. 

Rồi bạn ngồi ăn tối, bạn trò chuyện với con cái, gia đình. 

Bạn nằm xuống chiếc salon, mở Netflix lên xem.

Điện thoại của bạn bỗng đổ chuông…bạn có muốn trả lời không? 

Dĩ nhiên là không rồi!

Bản thân tôi cũng vậy, khi đã về đến nhà, trừ khi đó là cuộc gọi đến từ các thành viên BOD hoặc những người trong danh sách ưu tiên thì tôi sẽ nghe. Còn lại thì hầu hết tôi sẽ bấm bận.

Tất cả những gì bạn làm là hãy gọi họ trong khung giờ hợp lý hơn.

Hy vọng rằng với 5 lý do kèm 5 lời khuyên này sẽ giúp bạn tốt hơn, làm việc hiệu quả hơn. 

0 0 votes
Article Rating
Subscribe
Notify of

guest
0 Comments
Inline Feedbacks
View all comments
0
Would love your thoughts, please comment.x
()
x