Cái giá của HẠNH PHÚC

Rate this post

Tất cả chúng ta đều muốn biết làm thế nào để hạnh phúc, nhưng chúng ta hiếm khi thực sự nghĩ đến những “chi phí ẩn” của hạnh phúc. Hạnh phúc không hề miễn phí.

Có lẽ, bất cứ ai đam mê kinh doanh, đọc sách, xem video truyền cảm hứng hay những khoá học thì đều đã từng nghe: “Không có thứ gì gọi là bữa trưa miễn phí”

Mọi thứ trên đời này đều có cái giá của nó, có thể nó sẽ hiển thị ngay trước mắt (ví dụ như menu đồ uống, thức ăn hay những hàng hoá bày bán trong siêu thị), hoặc nó có thể không rõ ràng ngay lập tức (ví dụ như bạn được tư vấn  “miễn phí” lúc đầu nhưng sau đó bạn sẽ phải mua cái gì đó từ người tư vấn và bạn phải trả tiền – bao gồm cả phần phí tư vấn ban đầu).

Có thể bạn cũng rất hiểu rõ một quy luật: “Để đạt được bất cứ điều gì bạn muốn, bạn sẽ phải từ bỏ một thứ gì khác thuộc về bạn”.

Tuy nhiên, trong thế giới hiện đại như ngày nay, khi mà mọi người bị ám ảnh bởi hai chữ “hạnh phúc” chứ không phải là tiền bạc thì đa phần mọi người lại theo đuổi những điều ngược lại, đó là: Chúng ta muốn hạnh phúc mà không phải bất cứ giá nào. Chúng ta muốn có phần thưởng nhưng không có rủi ro. Chúng ta muốn đạt được thành công nhưng lại không gặp khó khăn.

Trớ trêu là: Chính sự không sẵn sàng hy sinh bất cứ điều gì lại khiến chúng ta đau khổ hơn.

Bạn có thể đọc thêm: Câu hỏi quan trọng nhất cuộc đời chúng ta

Hạnh phúc phải trả giá. Hạnh phúc không miễn phí. Và bất kể những gì bạn đã từng nghe từ Tony Robbins hay Dalai Lama thì bạn cần phải nhận ra rằng: Không phải lúc nào cũng dễ dàng tìm ra cách để hạnh phúc.

Vậy làm thế nào để tìm ra cách để hạnh phúc đây?

Thứ 1: Phải chấp nhận sự không hoàn hảo và những sai lầm

Nhiều người cho rằng chỉ cần có nhà, có xe, có vợ đẹp/chồng tài giỏi và có những đứa con ngoan thì mọi thứ sẽ “hoàn hảo”. Khi đó chỉ cần tận hưởng, chờ tuổi già và chết đi là xong cuộc đời.

Thật không may là cuộc sống của chúng ta không diễn ra theo cách đó. Các vấn đề trong cuộc sống bản chất là không mất đi, chúng chỉ thay đổi và phát triển theo nhiều dạng thức khác nhau. Sự hoàn hảo của ngày hôm nay có thể sẽ trở thành một đống rác rưởi của ngày mai và chúng ta cần phải chấp nhận quan điểm của cuộc sống là sự tiến bộ chứ không phải là sự hoàn hảo.

Sự hoàn hảo là một sự lý tưởng hóa. Không một ai trên thế giới này có thể đạt được sự hoàn hảo cả.

Có thể, với bạn, sự hoàn hảo là cái gì đó tồn tại trong suy nghĩ của bạn. Nhưng bản chất của sự hoàn hảo mà bạn đang nghĩ đó lại là một ý tưởng không hoàn hảo khó có thể đạt được. Trong thực tế, nó không tồn tại.

Chúng ta không thể quyết định sự hoàn hảo là gì. Tất cả những gì chúng ta có thể biết là điều gì tốt hơn hoặc tệ hơn so với hiện tại.

Khi chúng ta buông bỏ quan niệm của mình về điều gì là hoàn hảo, chúng ta sẽ tránh được những thất vọng có thể có khi sống theo một tiêu chuẩn nào đó – một tiêu chuẩn mà chúng ta đã áp dụng từ những người khác.

Chấp nhận sự không hoàn hảo là điều khó vì nó buộc chúng ta phải chấp nhận rằng chúng ta phải sống với những điều chúng ta không thích. Nhưng nó lại cho phép chúng ta hạnh phúc, cho phép chúng ta biết được những khuyết điểm của bản thân và ở người khác.

Thứ 2: Phải chịu trách nhiệm cho các vấn đề của chính mình

Quá dễ để đổ lỗi cho thế giới về các vấn đề của chúng ta. Khi đổ lỗi được nghĩa là chúng ta sẽ tự khiến chúng ta cảm thấy hài lòng. Khi chúng ta đổ lỗi cho người khác, chúng ta trở thành nạn ân và trở nên bực mình, phẫn nộ trước những bất công mà chúng ta phải gánh chịu. Chúng ta cứ sống và chìm đắm trong vai của một nạn nhân mà mình tưởng tượng ra để khiến bản thân cảm thấy mình đặc biệt, mình là cái rốn của vũ trụ.

Vấn đề là chúng ta không có gì đặc biệt cả. Chúng ta không phải là duy nhất.

Bạn có thực sự đi làm muộn vì tắc đường không? (bạn đổ lỗi cho giao thông)

Bạn có thực sự cần phải làm đến khuya hay không? (bạn đổ lỗi cho sếp)

Bạn trai/Bạn gái của bạn có thực sự ích kỷ hay không? Hay do bạn đang kiểm soát, thao túng và đòi hỏi quá mức đối với anh ấy/cô ấy?

Bạn không thăng tiến được có phải vì người quản lý có năng lực kém cỏi không? Hay bạn có thể làm được điều gì đó hơn thế?

Sự thật thì thường ở đâu đó xung quanh “hai mặt của một vấn đề”. Nhưng mấu chốt là bạn chỉ có thể sửa chữa khuyết điểm của chính mình chứ không phải những khuyết điểm của người khác. Bản thân của bạn, sự kiểm soát của bạn, công việc của bạn. Đó là những gì bạn cần sửa chữa.

Có những chuyện không phải lỗi của bạn nhưng bạn vẫn phải sửa chữa. Ví dụ: Bạn đang đi trên đường, tự nhiên bị một xe khác đâm vào, xe đó được điều khiển bởi một người say rượu. Bạn bị ngã, bạn bị thương. Vậy trách nhiệm của bạn ở trường hợp này là gì? Là bảo người kia đừng uống rượu nữa à? Không. Bạn phải phục hồi lại vết thương. Bạn phải phục hồi chính bạn mà thôi.

Đỗ lỗi cho người khác về những vấn đề trong cuộc sống của bạn có thể mang lại cho bạn cảm giác nhẹ nhõm ngắn hạn, nhưng cuối cùng nó sẽ ám chỉ một điều rất ngấm ngầm là: Rằng bạn không có khả năng kiểm soát số phận của chính mình. Và đó là giả định đáng buồn nhất của tất cả chúng ta.

Thứ 3: Phải cảm nhận được nỗi sợ hãi và làm điều quan trọng

Dũng cảm không có nghĩa là không biết sợ hãi. Sự dũng cảm là cảm nhận được đâu là nỗi sợ hãi, đâu là những nghi ngờ, bất an và quyết định rằng điều gì mới là quan trọng nhất. Và sau đó thực hiện nó.

Hạnh phúc thực sự và lâu dài không phải là những trạng thái cảm xúc trong từng khoảnh khắc của bản thân, từ những trạng thái cảm xúc tức tời. Một đứa trẻ ham chơi sẽ không thể hạnh phúc mỗi khi nó được chơi game. Hạnh phúc lâu dài của chúng ta phải bắt nguồn từ những giá trị sâu sắc hơn mà chúng ta xác định cho bản thân.

Thứ 4: Phải tìm ra mục đích sâu xa hơn cho hành động của mình

Nói nôm na là bạn phải biết cái gì thực sự thúc đẩy bạn hành động. Nó chỉ là bề nổi bên ngoài hay có ý nghĩa gì khác sâu xa hơn?

Ví dụ: Mục đích chỉ là tiền. Mục đích này thường sẽ dẫn đến việc điều tiết cảm xúc không ổn định và sinh ra nhiều hành vi nông nổi của con người. Nhưng cũng là tiền, nhưng tiền để một người có thể mang lại cuộc sống tốt đẹp cho gia đình, con cái của họ thì mục đích này lại là nền tảng vững chắc để làm nhiều việc.

Bất cứ một hành động nào tồn tại đều có mục đích cả. Nhưng nó được thúc đẩy bởi chính bản thân mình hay bởi người khác? Nếu bởi người khác theo cách được chấp thuận/chỉ đạo thì thường sẽ dẫn đến những hành thiếu động lực. Nghĩa là tôi không muốn làm nhưng người khác bảo tôi làm. Nhưng, cũng là được thúc đẩy bởi người khác, nhưng đó là sự tán thành, cổ vũ thì đó lại chính là cảm hứng để hành động. Bền vững, cao quý sẽ là kết quả. Ví dụ như các ca sĩ, diễn viên có tâm với nghề, với khán giả…đều hành động là vì sự khích lệ, tán dương của khán giả.

Nhưng, làm thế nào để tìm thấy mục đích xâu xa hơn của chính bản thân?

Không dễ nhé.

Để có được hạnh phúc thì phải kiên cường.

Nhưng xin nhớ rằng: Mục đích sâu xa của các hành động có liên quan đến sự phát triển và đóng góp. Trưởng thành có nghĩa là tìm ra cách để biến bản thân thành một người tốt hơn. Đóng góp có nghĩa là tìm ra cách để làm cho người khác tốt hơn.

Hãy tìm ra cách mà bạn có thể tích hợp những điều trên vào động lực của mình.

Không ai phản đối hay kỳ thị với những mục đích liên quan đến tiền bạc hay tình yêu,  tình ái, tình dục cả. Ví dụ: Tình dục cần được thúc đẩy bởi một thứ gì đó sâu xa hơn. Tiền cần được thúc đẩy bởi một giá trị bền vững hơn tiền.

Thứ 5: Phải sẵn sàng thất bại và xấu hổ

Cái hay của con người là sự đa dạng của các giá trị sống. Khi bạn sống theo các giá trị của mình và để chúng thúc đẩy hành động và hành vi của bạn, chắc chắn bạn sẽ đụng độ với những người có giá trị mâu thuẫn với chính bạn. Những người này sẽ không thích bạn. Họ sẽ để lại những bình luận nặc danh khó chịu trên facebook và đưa ra những nhận xét không phù hợp về cha mẹ, gia đình của bạn. Bất cứ điều gì bạn làm quan trọng chắc chắn sẽ đi kèm với những người mong muốn bạn thất bại. Không phải vì họ là người xấu, mà vì giá trị của họ khác với bạn.

Các bạn có nhớ câu: “Cười người hôm trước hôm sau người cười”.

Ví dụ trong khởi nghiệp kinh doanh, có mạo hiểm đấy, có thất bại đấy. Nhưng thất bại phải có tiến độ. Và sự tiến bộ đó chính là thứ thúc đẩy hạnh phúc – sự tiến bộ của bản thân, sự tiến bộ của người khác, sự tiến bộ của các giá trị của chúng ta và những gì chúng ta quan tâm.

Không có thất bại, không có tiến bộ và không có tiến bộ, không có hạnh phúc.

Hãy nhớ:

Một trong những kỹ năng quan trọng nhất trong cuộc sống không phải là làm thế để tránh thất bại, tổn thương mà là học cách đứng dậy.

5 1 vote
Article Rating
Subscribe
Notify of

guest
0 Comments
Inline Feedbacks
View all comments
0
Would love your thoughts, please comment.x
()
x