Doanh nghiệp thay đổi hay là chết?

Rate this post

Bạn đã bao giờ nghe ai đó nói hoặc nói với ai đó câu: “Chúng tôi hài lòng với tình hình hiện tại” bao giờ chưa?

Nghe thì có vẻ như ổn, mọi thứ vô hại, hiện trạng vẫn tốt đúng không?

Nó là hiện trạng của doanh nghiệp hay của chính bản thân bạn?

Đúng vậy!

Nói một cách trừu tượng thì đó là xu hướng các công ty (và tất cả mọi người) chống lại sự thay đổi. Bản chất là tâm lý mọi người thích những gì đã quen thuộc và “an toàn” thay vì những gì mới và nguy hiểm.

Tuy nhiên, thực tế trong kinh doanh là không làm gì thường có thể gây ra thảm họa hơn là thử một cái gì đó mới. Sản phẩm và chiến lược của đối thủ cạnh tranh thay đổi. Hành vi và nhu cầu của khách hàng thay đổi. Chính sách của chính phủ thay đổi. Những công ty giữ nguyên vị thế chắc chắn sẽ bị tụt hậu.

Tránh tự mãn bằng mọi giá

Các cụ có câu: “Đừng bao giờ ngủ quên trên chiến thắng”. Ấy thế mà, rất rất nhiều doanh nghiệp tại Việt Nam thường có tư tưởng “nghỉ ngơi” hoặc thậm chí trở nên tự mãn với vị trí của mình trên thị trường, đặc biệt là khi họ có lãi và có một lượng khách hàng ổn định. “Doanh nghiệp mình đang có vấn đề gì đâu, nên cứ kệ thôi.”…

Thật không may, thương trường là chiến trường. Nhất là khi có một thay đổi lớn nào đó xảy ra (ví dụ như năm 2020, COVID chẳng hạn), khiến rất nhiều doanh nghiệp bị đảo lộn. Nếu doanh nghiệp cứ phụ thuộc vào cách mà mọi thứ luôn diễn ra êm đẹp, thì rất khó để doanh nghiệp bạn có thể duy trì tính cạnh tranh.

Bạn vẫn không tin? Không thuyết phục? Hãy xem vài ví dụ về các công ty nổi tiếng đã trở thành nạn nhân của việc không chịu thay đổi nhé.

  • BlackBerry – Tôi là một Fan của BlackBerry từ những năm 2007 (đến giờ vẫn thích và đang có một con Key2 :D). Tôi dám khẳng định rằng, tất cả những ai từ 8x trở lại, đều nhớ về BlackBerry và biết BB là “chiếc điện thoại” cần phải có, đặc biệt là đối với ai làm kinh doanh. Năm 2008, BB chiếm tỷ trọng 20% thị phần toàn cầu, nhưng đến nay, chỉ còn dưới 0.5%. Tại sao lại xảy ra chuyện này? Về cơ bản, BB tin rằng một số khía cạnh nhất định trong sản phẩm của họ, chẳng hạn như bàn phím sẽ luôn có giá trị với khách hàng. Vì vậy, họ đã bỏ qua các công nghệ mới như màn hình cảm ứng…cho đến khi quá muộn.
  • Kodak – Kodak là cái tên nổi tiếng khắp toàn cầu, là niềm tự hào của nước Mỹ. Nói đến máy ảnh, nhiếp ảnh là nói đến Kodak. Thế nhưng, giờ đây công ty đã phá sản, vì nhiều lý do. Điều thú vị về Kodak là công ty đã thực sự đầu tư một số tiền đáng kể vào việc tự phát triển các công nghệ mới. Vấn đề là gì? Họ sợ làm xáo trộn thị trường máy ảnh và phim, dù họ biết có công nghệ, họ biết sẽ tốt cho tương lai nhưng họ lại sợ. (Bạn có thể đọc chi tiết về câu chuyện phá sản của Kodak tại đây)

Thưa bạn, nếu bạn là một chủ doanh nghiệp hoặc làm việc trong một doanh nghiệp công nghệ thì có lẽ rằng, 2 câu chuyện trên không còn xa lạ gì cả. Chỉ vì họ cứ khăng khăng dựa vào sự thành công của các sản phẩm mà họ có vào thời điểm đó, các công ty này không phát triển theo ngành của họ và gây tổn thất nặng nề cho chính công việc kinh doanh của họ.

Hãy đảm bảo cho công ty của bạn luôn phát triển

Vậy công ty của bạn có thể làm gì để tránh những cạm bẫy trong việc duy trì hiện trạng?

Hãy bắt đầu bằng cách phân tích những rủi ro liên quan đến việc không làm gì. Khi tôi đưa ra một chiến lược tiếp thị, tôi thường phải đánh giá xu hướng của ngành, đối thủ cạnh tranh của khách hàng và sở thích của các đối tượng mục tiêu. Nghiên cứu trong các lĩnh vực này cho phép tôi xem xét được toàn bộ tình hình của khách hàng và xác định rõ ràng các cơ hội và mối đe dọa hiện tại. Cơ hội thường liên quan đến các lĩnh vực mà công ty của bạn có thể phát triển – thị trường chưa được khai thác, nhu cầu về sản phẩm/dịch vụ tăng lên…trong khi các mối đe dọa thể hiện những dự đoán về những gì có thể xảy ra với công ty của bạn.

Rất nhiều công ty chỉ biết nhìn vào cơ hội, khi mà các chi phí liên quan đến thâm nhập thị trường mới hoặc phát triển một sản phẩm mới, cùng với sự không chắc chắn về phản ứng của thị trường có thể gây rất nhiều khó khăn. Khi mà được cân nhắc trước các mối đe dọa tiềm ẩn, chẳng hạn như đối thủ cạnh tranh chuyển sang vị trị dẫn đầu thị trường hoặc sự thay đổi về những gì đối tượng mục tiêu muốn, những rủi ro này sẽ giảm thiểu tác hại hơn và giúp bạn dễ dàng thực hiện các thay đổi.

Hãy tìm cho doanh nghiệp mình ít nhất một đối tác

Theo kinh nghiệm của cá nhân tôi thì làm việc với đối tác là chuyên gia trong lĩnh vực của họ (ví dụ như R&D, Tiếp thị, Tăng trưởng…) có thể cung cấp cho công ty cảu bạn viễn cảnh mà công ty cần phải đi để đảm bảo đúng hướng. Xét cho cùng, một tổ chức hay một ai đó có thế giới quan tốt sẽ dễ dàng nhìn thấy bức tranh khách quan về tình hình của công ty hơn là chính người trong công ty.

Hy vọng bài viết có ích cho bạn và doanh nghiệp bạn, đặc biệt là các CEO 🙂

0 0 votes
Article Rating
Subscribe
Notify of

guest
0 Comments
Inline Feedbacks
View all comments
0
Would love your thoughts, please comment.x
()
x