Lựa chọn con đường nghề nghiệp tiếp thị sao cho đúng?

5/5 - (1 vote)

Làm thế nào để bạn khám phá ra con đường sự nghiệp tiếp thị của bạn? Những lời khuyên này sẽ giúp chỉ cho bạn đúng hướng.

Thứ nhất: Học hỏi (Education)

Không giống như các ngành nghề khác như luật hoặc y khoa, nơi bạn nhất thiết phải theo một con đường giáo dục rất cụ thể, tham gia các lớp học phù hợp và theo học các trường phù hợp, marketing lại khác.

Có rất nhiều cách để các nhà tiếp thị học hỏi. Phải khẳng định rằng, đa phần những người kinh doanh giỏi đều ít nhất đã học qua về tiếp thị, quảng cáo, truyền thông hoặc một lĩnh vực liên quan ở một trường đại học hoặc học viên nào đó. Nhưng cũng có nhiều trường hợp đặc biệt, không qua trường lớp bài bản nào cả – bao gồm cả tôi, đều là tự học.

Tiếp thị là một lĩnh vực đã và đang tiếp tục phát triển rất nhanh chóng. Các công cụ, chiến thuật và chiến lược nếu đem lại hiệu quả ở 10 năm trước thì ngày nay có thể không còn tác dụng nữa.

Những điều đang được giảng dạy trong các trường đại học ngày nay thường đã lỗi thời vào thời điểm sinh viên tốt nghiệp. Các thạc sĩ, tiến sĩ, giáo sư trong các trường đại học thường có xu hướng sống trong “vùng đất lý thuyết” và hiếm khi mạo hiểm đưa những cái mới vào giảng dạy. Họ vẫn bị ám ảnh về các mô hình tiếp thị lỗi thời như kiểu “4 chữ P”.

Đồng ý là bất cứ nhà tiếp thị nào đều nên biết “4P của Tiếp thị”, nhưng nếu bạn hỏi bất kỳ chuyên gia tiếp thị nào hiện đang thành công thì 9 trong số 10 người có thể sẽ cho bạn biết rằng loại thông tin lý thuyết này hầu như vô dụng trong thời đại của họ – trong công việc hàng ngày của họ.

Chính vì vậy, bạn hoàn toàn nên linh hoạt trong việc lựa chọn phương pháp để mình có được những kỹ năng này. Đừng để mình bị bó buộc vào số lượng nhỏ các lựa chọn.

Có vô số các khóa học, sách, hội nghị và cố vấn miễn phí hoặc với chi phí thấp có sẵn sẽ giúp bạn đạt được tốc độ nhanh hơn, rẻ hơn và ở mức độ thông thạo chiến thuật cao hơn nhiều các chương trình đại học.

Thứ hai: Trải nghiệm để có kinh nghiệm (Experience)

Bây giờ, khi nói đến kinh nghiệm, việc tiếp xúc với nhiều khía cạnh khác nhau của tiếp thị từ sớm là rất quan trọng. Tại sao? Bởi vì bạn sẽ muốn đảm bảo rằng bạn đang đi đúng hướng trước khi đầu tư.

Để có được kinh nghiệm thì có nhiều cách khác nhau. Đối với tôi, là làm việc với nhiều nhà tiếp thị, nhiều chuyên gia tiếp thị, làm việc tại một công ty cung cấp giải pháp tiếp thị. Đó là những môi trường có nhịp độ nhanh cho phép tôi nhanh chóng học hỏi không chỉ những gì tôi giỏi — và thích làm — mà cả những gì tôi ghét làm nữa.

Đó là lý do tại sao tôi hầu như luôn khuyên các nhà tiếp thị mới hoặc sinh viên tiếp thị là muốn có kinh nghiệm thì hãy lao vào xin làm việc ở một công ty khởi nghiệp, công ty công nghệ hoặc một agency về tiếp thị càng sớm càng tốt.

Và tôi xin khẳng rằng, đây là một cách chắc chắn để có được kinh nghiệm cực kỳ quý giá.

Thứ ba: Lựa chọn Nhà Tiếp thị Sáng tạo hay Nhà Tiếp thị tăng trưởng?

Trong tiếp thị, có hai con đường chính để lựa chọn: con đường sáng tạo hoặc con đường tăng trưởng.

Không có chuyện cái này tốt hơn cái kia, và cả hai đều rất cần thiết để hoàn thành công việc.

Một bên là nhà tư tưởng “não trái”, còn một bên là nhà tư tưởng “não phải”, hai con đường này có xu hướng phù hợp với các loại nhà tiếp thị khác nhau.

Nếu bạn yêu thích nghệ thuật, thiết kế, sáng tạo, xây dựng thương hiệu và luôn nghĩ ra những ý tưởng lớn, thì tiếp thị sáng tạo có thể là con đường phù hợp với bạn.

Mặt khác, nếu bạn thích dữ liệu, phân tích, quảng cáo, tối ưu hóa chuyển đổi, tạo khách hàng tiềm năng, thương mại điện tử và kỹ thuật, thì tiếp thị tăng trưởng có thể là con đường ưa thích của bạn.

Với tôi thì tôi tự cho mình là một trường hợp đặc biệt, tôi mix hai loại này lại biến nó thành con đường sự nghiệp tiếp thị riêng của tôi và trong khoảng gần 10 năm qua (kể từ khi tôi nhận thức được tôi phải là nhà tiếp thị), trọng tâm của tôi vẫn luôn mix giữa sáng tạo và dữ liệu.

Tất nhiên, nhiều nhà tiếp thị sẽ không đồng ý với tôi ở đây. Họ sẽ nói rằng có rất nhiều con đường khác, và tôi đang định nghĩa mọi thứ quá hạn hẹp. Ok thôi. Quan điểm của tôi về hai con đường tiếp thị này chỉ để nhằm giúp bạn suy nghĩ đơn giản hơn, dễ lựa chọn hơn để nhanh chóng hành động.

Chọn một con đường và xem nó hoạt động như thế nào cho bạn. Nếu cuối cùng bạn không thích nó, hãy thử lại hoặc phát minh ra con đường sự nghiệp tiếp thị của riêng bạn như cách tôi đã làm.

Kết luận

Tiếp thị là một nghề thú vị với vô vàn cơ hội. Vì vậy, hãy biến sự nghiệp này trở thành của riêng bạn. Không bao giờ là quá muộn để bắt đầu hoặc điều chỉnh lại chính con đường bạn đang đi.

Chúc bạn chọn được cho mình con đường sự nghiệp của riêng mình và thành công với nó.

0 0 votes
Article Rating
Subscribe
Notify of

guest
0 Comments
Inline Feedbacks
View all comments
0
Would love your thoughts, please comment.x
()
x