Ngắn gọn: Cách xây dựng phễu bán hàng tinh gọn và đúng quy trình

Rate this post

Tôi không dám tự hào là chuyên gia về phễu bán hàng như khá nhiều anh chị đã đề cập đến khi nhắc đến tôi.

Tôi cũng không dám tự xưng mình là chuyên gia gì cả.

Nhưng tôi chắc chắn cũng nằm trong nhóm những người tiên phong tại Việt Nam trong việc cắm mặt vào máy tính để nghiên cứu, học hỏi và thử nghiệm về phễu bán hàng từ những năm 2013, 2014.

Tôi không nhớ tôi đã tạo ra bao nhiêu phễu bán hàng rồi. (mà phải gọi đúng là phễu tiếp thị vì bản chất nó chỉ giúp tạo ra khách hàng tiềm năng). Nhưng tôi nhớ rằng, nó đã giúp tôi có hơn 30.000 khách hàng tiềm năng kể từ khi bắt đầu. (Con số này hiện tại tôi đang lưu trữ tại LadiFlow và chưa kể các con số từ các file Google Sheet). Và tôi không thống kê được nó đã tạo ra được bao nhiêu doanh thu. Nói thế này thì nhiều anh em lại bảo là “chém gió” với cả “show bằng chứng ra…” hihi.

Tôi cũng không quan tâm lắm, nhưng ít nhất, các phễu tiếp thị mà tôi tạo ra đã giúp tôi sống được và phát triển một cách từ từ như hiện nay. 😀

Thôi giới thiệu vậy thôi, vào chủ đề chính…

Với một tình huống giả định rằng: Bạn đang có một sản phẩm, dịch vụ hoặc chuẩn bị ra mắt một sản phẩm, dịch vụ và bạn muốn xây dựng phễu tiếp thị hay phễu bán hàng để bắt đầu bán hàng.

Về cơ bản, quy trình của bạn sẽ là:

  1. Hoàn thiện sản phẩm (sản phẩm đã sẵn sàng hoặc ít nhất là phần vỏ của sản phẩm :D)
  2. Đưa mọi người đến nơi bạn giới thiệu về sản phẩm
  3. Kêu gọi mọi người mua hàng

Trong khuôn khổ bài viết này, tôi muốn tập trung vào mọi thứ xung quanh liên quan đến quyết định của người mua hàng – những điều sẽ quyết định xem liệu sản phẩm hay dịch vụ của bạn có thành công hay không./

Nói cách khách là CÁCH TẠO PHỄU BÁN HÀNG

THỨ NHẤT: HIỂU RÕ PHỄU BÁN HÀNG CỦA BẠN

Tôi không biết mọi người nghĩ “phức tạp” thế nào về phễu bán hàng

Nhưng quan điểm của tôi thì khá đơn giản

5 bước: Chuyển đổi – Kích hoạt – Giữ chân – Giới thiệu – Doanh thu

  1. Chuyển đổi: Đưa ai đó đến trang web hoặc Landing Page của bạn
  2. Kích hoạt: Yêu cầu người đó thực hiện hành động (đăng ký tư vấn, đăng ký nhận miễn phí, đăng ký dùng thử…)
  3. Giữ chân: Yêu cầu người này quay lại trang web nhiều lần nữa (có thể là quay lại tiếp tục sử dụng bản dùng thử miễn phí của họ hoặc có thể là quay lại các landing page biến thể khác)
  4. Giới thiệu: Nhờ người này truyền tin
  5. Doanh thu: Kêu gọi người này mua thứ gì đó (nâng cấp phần mềm, mua sách, khoá học hoặc một chương trình cố vấn cao cấp…)

Nói chung, phễu nó cũng chỉ tinh gọn vậy và nó sẽ làm việc như vậy.

Khi hiểu rõ được cách làm việc tinh gọn này, chúng ta sẽ tiếp tục với những câu chuyện như:

  • Nội dung
  • Kênh quảng cáo
  • Công nghệ sử dụng
  • Tự động hoá để nhân bản, mở rộng quy mô

THỨ HAI: TRÁNH SỰ PHỨC TẠP QUÁ MỨC

Tôi đã từng thử nghiệm.

Dành cả ngày, thậm chí cả tuần để làm đẹp, thật đẹp, thật cầu kỳ, thật công nghệ, thật kỹ xảo cho những landing page, cho các email và cả các nội dung quảng cáo của mình nữa.

Thế nhưng, cuối cùng thì: Đó là những thứ quá phức tạp và không đem lại hiệu quả.

Thành công trong bán hàng hay tiếp thị không chỉ phụ thuộc vào chất lượng của sản phẩm hay dịch vụ hay hiệu quả của phễu mà là mức độ đơn giản để bạn quản lý được toàn bộ quá trình.

Chúng ta càng thêm nhiều phần tử, nhiều tầng, nhiều lớp vào phễu, hệ thống càng trở nên phức tạp hơn.

Trường hợp xấu nhất (thường xảy ra) là phễu không hoạt động.

Vậy giải pháp thay thế là gì?

Một phễu bán hàng đơn giản, biến khách truy cập thành khách hàng trung thành.

PHƯƠNG PHÁP 1-1-1
0
Please leave a feedback on thisx

CÁCH ĐƠN GIẢN HÓA VÀ TỐI ƯU HÓA PHỄU BÁN HÀNG CỦA BẠN: PHƯƠNG PHÁP 1-1-1

Phương pháp 1-1-1 là một cách đơn giản để thực hiện xây dựng phễu bán hàng hay tiếp thị một cách tinh gọn nhất.

Thay vì tạo một phễu bán hàng quá phức tạp, phương pháp 1-1-1 này chỉ tập trung vào những thứ cần thiết và loại bỏ mọi thứ không liên quan khỏi quy trình.

Phương pháp 1-1-1 gồm 3 yếu tố chính:

  1. Một trình kích hoạt để tạo khách hàng tiềm năng (thứ thu hút mọi người đến trang web hay landing page của bạn) (ví von như một chiếc máy phát điện)
  2. Một trang thu thập thông tin khách hàng (trang bạn dẫn khách hàng tiềm năng đến)
  3. Một quy trình chuyển đổi (cách bạn biến khách truy cập thành khách hàng trung thành)

TRÌNH KÍCH HOẠT ĐỂ TẠO KHÁCH HÀNG TIỀM NĂNG

Trước khi bạn bắt tay vào tạo phễu bán hàng, tốt nhất là bạn nên xác định một cách để tạo khách hàng tiềm năng cho sản phẩm hoặc dịch vụ của mình.

Có hàng trăm cách để thu hút khách hàng, nhưng bạn sẽ phải thu hẹp và tập trung nỗ lực cho 1 cách (đặc biệt nếu bạn là người mới với tất cả những điều này).

Tập trung vào MỘT nguồn tạo khách hàng tiềm năng – nơi bạn thực sự giỏi. Bạn giỏi quảng cáo Facebook thì chỉ tập trung cho Facebook, bạn giỏi Outbound Marketing thì tập trung Outbound Marketing thôi….

MỘT TRANG THU THẬP THÔNG TIN

Tất cả những nỗ lực tiếp thị của bạn sẽ hướng mọi người đến một trang.

Một trang thôi.

Không phải là 2, 5 hay 10 trang.

Bạn chỉ cần 1 (thậm chí không cần phải A/B Testing làm gì cả).

Trang này chỉ cần nhất quán với thông điệp mà bạn đã sử dụng để thu hút khách truy cập và phải nhất quán với quy trình chuyển đổi mà bạn sẽ sử dụng.

Ví dụ: Nếu bạn muốn chuyển đổi mọi người bằng cách sử dụng Hội thảo webinar bán hàng, một trang thu thập thông tin khách hàng có thể như trang đăng ký của Zoom hoặc một trang giới thiệu về webinar đó.

MỘT QUÁ TRÌNH CHUYỂN ĐỔI

Đừng cố gắng bán một sản phẩm bằng hàng trăm cách khác nhau.

Chỉ cần tập trung vào một cách để chuyển đổi khách truy cập thành khách hàng.

Như ví dụ trên, hội thảo webinar sẽ là một quy trình chuyển đổi…

Ví dụ về quy trình chuyển đổi:

  1. Gặp mặt trực tiếp hoặc tại sự kiện
  2. Cuộc gọi điện thoại hoặc skype
  3. Hội thảo webinar
  4. Email tự động trả lời
  5. Trang Sales Page

Lưu ý: Một trang Sales Page có lẽ ít hiệu quả nhất (theo kinh nghiệm của tôi). Tỷ lệ chuyển đổi thường dưới 1%. Nhưng nếu kết hợp giữa Webinar, Gọi điện…chuyển đổi tăng lên. 

TẠI SAO BẠN NÊN ÁP DỤNG PHƯƠNG PHÁP 1-1-1?

Đầu tiên, bởi vì nó tập trung và đơn giản. 

Bởi vì nó có thể giúp bạn học hỏi kinh nghiệm.

Có thể bạn đã thử hàng trăm cách khác nhau để bán hàng nhưng tôi tin chắc chắn rằng bạn còn chẳng biết cách nào hiệu quả, cách nào không.

Nhưng nếu bạn chỉ tập trung vào một thứ, bạn đo lường nó một cách chính xác, có nghĩa là có thể học hỏi từ nó.

Và học tập tất yếu dẫn đến thành công.

Thứ hai: Nó có thể quản lý được.

Như tôi đã nói, thất bại thường là do quá trình hay quy trình hay phễu của bạn quá phức tạp.

Chìa khoá của phương pháp 1-1-1 này là sự đơn giản.

Bất cứ ai cũng có thể làm được và quản lý được.

Đó là những gì tôi muốn chia sẻ với mọi người ngày hôm nay.

Và nếu bạn thích bài viết này, hãy CHIA SẺ!

Cảm ơn vì sự ủng hộ của bạn 🙂

5 1 vote
Article Rating
Subscribe
Notify of

guest
1 Comment
Most Voted
Newest Oldest
Inline Feedbacks
View all comments
1
0
Would love your thoughts, please comment.x
()
x