5 điều các Startup KHÔNG nên làm khi đầu tư vào CÔNG NGHỆ

5/5 - (1 vote)

Vào ngày 24.01.2021, tôi quyết định tiếp tục kế hoạch xây dựng và phát triển riêng một kênh blog của mình và tua bỏ nhanh khoảng hơn 700 ngày (2019 – 2020) với việc sử dụng nền tảng WordPress làm core cho blog của mình. Trong quá khứ, tôi có lẽ cũng sẽ giống với rất rất nhiều người đang đọc bài viết này, cũng muốn đầu tư vào việc xây dựng một nền tảng công nghệ mạnh mẽ của riêng mình, tự quản lý, tự kiểm soát và không để bị lệ thuộc vào nhiều đơn vị khác (hosting, server, hay Theme/Plugin Providers). Chúng ta đều chắc đã trải qua một khoảng thời gian tăng trưởng chậm lại, gặp nhiều thách thức liên quan đến việc xử lý tài nguyên công nghệ (chưa nói đến nhu cầu về đẹp, về thẩm mỹ). Và như bạn thấy, bây giờ, một blog đơn giản nhất có thể, không màu mè giao diện, không cài cắm nhiều plugin, và nó vẫn phục vụ cho tôi được (viết, đăng tải và chia sẻ cho mọi người).

Chính vì vậy, nếu đây là lý do đủ để tin vào những điều tôi viết ở đây về những điều không nên làm khi bạn bắt đầu đầu tư, xây dựng “nền tảng công nghệ” cho bản thân bạn, cho công ty khởi nghiệp của mình, thì hãy tiếp tục, đọc và ghi nhớ những điểm sau đây, đừng để mình lặp lại một lần nữa.

Lưu ý: Trong bài viết này, tôi lấy blog của tôi như một startup siêu siêu nhỏ để bất cứ ai cũng có thể dễ dàng “khởi nghiệp” theo cách dễ hiểu nhất!

Thứ nhất: Đừng để tâm đến các thuật ngữ công nghệ

Có rất nhiều thứ ngoài kia bạn không hiểu, bạn càng muốn đi sâu vào để hiểu nó, bạn càng tự làm mình bối rối và càng bối rối thêm, bạn sẽ càng cảm thấy đó là một nhiệm vụ bất khả thi. Thời điểm suy nghĩ đó bén rễ trong tâm trí bạn, bạn sẽ bắt đầu tìm cách để thuê một số người giỏi nhất trong ngành bởi vì bạn sẽ tin rằng, những gì bạn muốn làm chỉ có những người có kinh nghiệm mới làm được và tất nhiên, đổi lại là chi phí bạn phải bỏ ra sẽ rất lớn, và tất nhiên nữa là rất có thể khi hoàn thành, nó lại không còn phù hợp nữa. Vì vậy, hãy bắt đầu với những thứ cơ bản xung quanh bạn, nghĩ và nói về những kỹ thuật ít phức tạp hơn, quan trọng nhất, xem xét những gì miễn phí hoặc ít tốn kém thôi. Vì tin chắc rằng, nhu cầu của bạn sẽ không chỉ dừng lại ở đó.

Ví dụ: Bạn muốn làm một website cá nhân như kiểu của Brandvietnam, advertisingvietnam hay techinasia…(chắc chắn bạn muốn lắm) nhưng bạn chỉ đang nhìn thấy hiện tại của họ mà thôi, bạn đâu có biết điểm khởi đầu của họ đúng không? Hãy nhớ rằng, họ cũng phải mất rất nhiều “tiền” và “tài nguyên” để có được như hôm nay và họ cũng sẽ không dừng lại ở đó. Bạn có suy nghĩ sẽ tìm thuê một đội làm cho bạn như thế? Có, nhưng chi phí sẽ không nhỏ. 

Thứ hai: Đừng nhảy ngay vào việc thuê tài nguyên trước khi bạn biết mình muốn gì

Như ví dụ ở trên tôi có nói, hầu hết chúng ta đều là người có ý tưởng, nhưng đa phần lại không rõ mình muốn gì từ nền tảng mà chúng ta định xây dựng. Ngay cả khi bạn mất vài tháng thì hãy nhờ sự tư vấn của người khác và hiểu những gì thực tế bạn đang mong đợi từ nền tảng của mình để cung cấp cho người dùng của bạn. Như tôi là một minh họa, trước đó đập đi làm lại không biết bao nhiêu lần vì nào là muốn giao diện đẹp, nào là muốn tính năng này tính năng kia, nào là thuê lập trình, thuê design…nhưng cuối cùng, vẫn phải quay về với những mong ước cơ bản là có nơi để viết và chia sẻ cho follower của mình mà thôi.

Thứ ba: Đừng so sánh các nền tảng voi ma mút cho công ty khởi nghiệp của bạn

Lại như tôi ví dụ ở trên, điều tồi tệ nhất của tôi là chọn BrandVietnam cho ý tưởng làm blog cá nhân của tôi. Trong thế giới khởi nghiệp, điều tồi tệ nhất bạn có thể làm là chọn các ví dụ như Facebook, Linkedin cho các ý tưởng về ứng dụng cộng đồng, Tinder cho các ý tưởng về mạng xã hội, AirBnB, Uber cho các ý tưởng về kinh tế chia sẻ. Hãy nhớ là tất cả những gì bạn thấy là hiện tại của họ và lý do khiến họ đạt được vị trí như hiện tại là trong nhiều năm họ đã mắc phải sai lầm, từng thất bại và đã đầu tư hàng trăm lần để đạt được như bây giờ. Đừng chỉ vì tin vào ai đó nói rằng họ có thể xây dựng một thứ gì đó tương tự mà bạn vội đầu tư.

Thứ tư: Đừng cố gắng trở nên hoàn hảo chỉ trong một lần

Sự hoàn hảo là điều mà tất cả những bộ óc kỹ thuật định hướng tìm kiếm. Đó là những gì thúc đẩy họ nhưng đối với một đầu óc kinh doanh, tiến bộ là những gì chúng ta tìm kiếm và đó là những gì bạn phải tập trung vào. Đừng bao giờ quên, bạn là người ngồi trên ghế lái, thời điểm bạn để ghế phụ lái xe, chắc chắn sẽ xảy ra tai nạn. Vì vậy, hãy thiết lập cho mình một bản đồ đường kỹ thuật có những tính năng cơ bản trước, cứ làm tốt những cái cơ bản, những tính năng khác sẽ đi lên từ cơ bản và từ chính nhu cầu của người dùng.

Thứ năm: Đừng quên nhu cầu của khách hàng

Khi bạn bắt đầu, bạn đã bắt đầu với một tuyên bố vấn đề mà mọi người đều có, sau đó khi bạn thiết kế giải pháp, bạn thiết kế nó để người khác trả tiền cho bạn và cho đến khi bạn có một công nghệ giúp bạn làm được điều đó, sự cân bằng sẽ mất đi. Đừng đi trên con dốc trơn trượt như vây, hãy luôn giữ một điều thẳng thắn và rõ ràng, bạn không phải là khách hàng của bạn, người dùng cuối của bạn và những gì phù hợp với họ nhất là những gì bạn sẽ phải xây dựng.

Lấy tôi làm minh họa: Tôi có ý tưởng xây dựng một ứng dụng cho phép mọi người có thể kiểm tra được các vấn đề liên quan đến tối ưu hóa chuyển đổi trên một landing page. Nhưng tôi luôn nghĩ liệu người ta có trả tiền cho việc này không? Chắc chắn rất ít. Điều họ cần là họ gửi cho tôi một landing page, tôi sẽ trực tiếp đánh giá, đưa ra cho họ những lời khuyên, thậm chí thay đổi giúp họ để cải thiện tỷ lệ cho họ. Họ không tin vào công nghệ, họ tin vào những gì tôi làm. Và với việc này, tôi không cần đến việc đầu tư xây dựng một app hay một website lớn, cồng kềnh, tôi chỉ cần một blog đơn giản như thế này, với tuyên bố về vấn đề Conversion trên Landing Page/Website của họ. Tôi viết các bài viết liên quan cho họ đọc, thế là đủ với người dùng của tôi.

Hy vọng rằng, với 5 điều trên, dù bạn khởi nghiệp một công ty công nghệ hay chỉ đơn giản là khởi nghiệp tự thân với bất cứ một ngành nghề nào có dính líu đến Digital thì cũng xứng đáng để bạn phải xem xét trước khi liều lĩnh đưa ra quyết định.

Chúc bạn sẽ có những quyết định sáng suốt và thành công!

0 0 votes
Article Rating
Subscribe
Notify of

guest
0 Comments
Inline Feedbacks
View all comments
0
Would love your thoughts, please comment.x
()
x