Thương hiệu cá nhân (THCN) và “kịch bản” xây dựng THCN

5/5 - (1 vote)

Ai cũng hiểu, thương hiệu cá nhân được hình thành và phát triển dựa trên những hiểu biết (nghe, nhìn, cảm nhận) về một con người nào đó thông qua các hình thức truyền đạt thông tin khác nhau.

Hầu hết các chương trình đào tạo hay các hướng dẫn cho những người bắt đầu đều hướng tới việc giúp người học/đọc hiểu điều này và làm được điều này.

Thế nhưng, rõ ràng chúng ta cần hiểu rằng, thương hiệu (cá nhân hay doanh nghiệp) chỉ được hình thành và tồn tại bền vững khi có đủ lượng cả về thời gian, giá trị và tần suất.

Tôi vẫn nhớ lời dạy của chuyên gia truyền thông Nguyễn Ngọc Long khi anh ấy nói về THCN rằng: Một thương hiệu dù nhỏ hay to sẽ được hình thành theo cách tự nhiên trong tâm trí của độc giả, khán giả hay khách hàng khi nó xuất hiện liên tục, liên tục và phải ít nhất 20 lần. Tất cả những lần xuất hiện đó, dù là bằng phương tiện nào, hình thức nào thì đều phải nhất quán và có mục tiêu rõ ràng.

Đúng vậy, với tôi nó như chân lý.

Hình thành thương hiệu cá nhân phải dựa trên giá trị hay năng lực cốt lõi của bản thân, chứ không phải làm cứ làm theo những gì được chỉ dạy để mau chóng hình thành một thương hiệu rồi sau đó là bán hàng hay làm cái gì thì tuỳ vào mục đích.

Theo như quan sát (trên nhiều nhóm FB, một số kênh TikTok) thì tôi nhận thấy: Có khá nhiều người đang thực hành việc xây dựng thương hiệu cá nhân theo một “kịch bản” nào đó.

Kịch bản đó có thể là:

  • Bạn cứ đọc theo những gì ghi trên màn hình;
  • Bạn cứ copy và đăng tải lại lên các phương tiện truyền thông
  • Bạn cứ nói về điều đó, viết về điều đó (kể cả khi bạn chả hiểu bạn đang nói điều gì)
  • …vân vân và mây mây…

…miễn sao, bạn phải cấy vào tâm trí của khách hàng tiềm năng của bạn rằng: Bạn là chuyên gia, bạn là người có kinh nghiệm trong lĩnh vực này…

Thú thật, nó sáo rỗng, nó thiếu cảm xúc và tôi nghĩ hệ quả của nó có thể là sự “lệch lạc”, là “mất định hướng” cho chính những người đang làm những điều đó.

Đó là còn chưa nói đến việc thiếu kiên nhẫn, không thể làm đều đặn, hay thiếu đi sự sáng tạo trong nội dung, trong “kịch bản”.

LỜI KHUYÊN LÀ GÌ?

Trước tiên, tôi không đại diện cho một gương mặt thành công hay một tổ chức nào có liên quan đến từ khoá “Thương hiệu cá nhân”. Tôi cũng không có xu hướng đả kích hay phê phán bất cứ ai đang miệt mài giúp đỡ những người khác xây dựng thương hiệu cá nhân.

Tôi chỉ xin nói lên những suy nghĩ, những trải nghiệm và một số lời khuyên mang tính xây dựng.

Cụ thể là:

  • Hình thành, xây dựng và phát triển THCN là một quá trình lâu dài, không thể trong 1 tháng, 6 tháng hay 1 năm mà là nhiều năm;
  • THCN luôn có hương vị (từ giọng điệu, âm điệu, cách sử dụng từ ngữ – vốn từ đến việc sử dụng hình ảnh hay các hình thức nhận diện khác). Để khắc được những hương vị đó vào tâm trí của khán giả, chúng ta cần thời gian, cần bám vào năng lực cốt lõi của bản thân và cả mục tiêu ở cấp độ chiến lược;
  • Đừng vội vàng làm theo những “kịch bản” định sẵn, mọi kịch bản chỉ để tham khảo, hãy coi đó như nguồn cảm hứng, nguồn ý tưởng và sáng tạo ra kịch bản của riêng mình.

Xin nhớ rằng: Một khoá học, một cuốn sách hay chính những lời khuyên tương tự như bài này chỉ góp phần giúp bạn định hướng, chứ không thể giúp bạn thành công ngay lập tức được. Đừng kỳ vọng vào điều đó (xem lại gạch đầu dòng số 1). Nhưng phải học, phải đọc. (BrandMe của Truyền thông Trăng Đen do anh Nguyễn Ngọc Long là một đích đến hay Thầy Nguyễn Thái Học là người có thể cung cấp dịch vụ cố vấn cấp cao cho bạn – phí hơi cao nhưng xứng đáng)

0 0 votes
Article Rating
Subscribe
Notify of

guest
0 Comments
Inline Feedbacks
View all comments
0
Would love your thoughts, please comment.x
()
x